Trang chủ » Tin bên lề » Rối loạn lưỡng cực là gì? Có chữa khỏi được không?
Rối loạn lưỡng cực là gì? Có chữa khỏi được không?
- camtudo
- 0
Những áp lực của cuộc sống đã khiến không ít người mắc phải các căn bệnh liên quan đến tâm lý, trong đó có chứng rối loạn lưỡng cực. Người mắc phải căn bệnh này thường thay đổi cảm xúc một cách thất thường, lúc thì chán nản, lúc thì phấn khích quá mức. Vậy rối loạn lưỡng cực là gì, có nguy hiểm không? Cùng consumaconsciencia.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng-trầm cảm, đây là chứng bệnh rối loạn tâm thần, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến cho tâm trạng có thể hưng phấn đột ngột, nhiều lúc lại rơi vào trầm cảm. Vì thế mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ.
Đặc điểm của chứng rối loạn tâm thần là là các giai đoạn bệnh lần lượt thay thế nhau theo chu kỳ. Chúng gây ra những thay đổi bất thường về tâm trạng, mức độ hoạt động và khả năng hoàn thành, thực hiện các công việc hàng ngày.
II. Dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực
Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực ở mỗi người là khác nhau tùy theo tưng giai đoạn. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết rối loạn lưỡng cực là gì.
1. Rối loạn lưỡng cực về cảm xúc
Hai trạng thái cảm xúc đặc trưng trái ngược nhau sẽ xuất hiện xen ở ở người mắc rối loạn lưỡng cực, bao gồm:
- Trạng thái cảm xúc hưng phấn: Lúc này, người bệnh cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ quá độ mà không rõ nguyên nhân.
- Trạng thái trầm cảm: Người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực sẽ trong trạng thái trầm cảm, luôn cảm thấy chán chường.
2. Rối loạn lưỡng cực về hành vi
Hành vi của người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực ở hai trạng thái cảm xúc cũng hoàn toàn khác như:
- Trạng thái hưng phấn: Do tinh thần phấn khích nên người bệnh cảm thấy nhiều năng lượng, vì thế cần phải hoạt động nhiều để tiêu hao, ăn uống nhiều hơn; tuy nhiên nó lại dẫn đến khả năng suy nghĩ, quyết định giảm. Người bệnh có thể nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy những giọng nói, âm thanh lạ.
- Trạng thái trầm cả: Hành vi của bệnh nhân rối loạn lưỡng vực thể hiện cho trạng thái chán nản như không thích giao tiếp với cộng đồng, ăn ít, suy nghĩ đến cái chết…
Những cảm xúc và hành vi lưỡng cực trên sẽ xuất hiện theo chu kỳ, nghĩa là có thể xen kẽ theo ngày, theo tháng hoặc mùa. Đây đều là những dấu hiệu bất thường mà bản thân người bệnh không thể kiểm soát được, khi đó cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.
3. Loạn thần
Nếu người mắc hội chứng rối loạn lưỡng vực trải qua chu kỳ trầm cảm hoặc hưng phấn dữ dội, họ có thể rơi vào trạng thái loạn thần, dẫn đến việc không phân biệt được thực tế và ảo giác.
Những ảo giác này thường là kết quả của niềm tin sau lầm nhưng lại được cảm nhận rất mãnh liệt. Ví dụ trong chu kỳ cảm xúc hưng phấn, người bệnh tin rằng mình nổi tiếng, có năng lực đặc biệt. Còn trong chu kỳ trầm cảm, họ nghĩ mình là tội phạm, bị ruồng bỏ.
Vì thế, nếu không được phát hiện sớm thì loạn thần có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
III. Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì? Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố dẫn đến hội chứng này.
- Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực thì con cái có khoảng 10% khả năng mắc căn bệnh này.
- Sự mất cân bằng các hóa chất trong não: Serotonin, dopamine và noradrenaline là những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng kiểm soát các chức năng của não. Do đó, nếu mất cân bằng giữa chứng thì có thể gây ra hội chứng rối loạn lưỡng cực.
- Yếu tố ngoại cảnh: Nhiều người mắc rối loạn lưỡng cực từng trải qua các biến cố lớn trong đời như người thân qua đời, đổ vỡ tình cảm, bị làm dụng… Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng có thể gây ra triệu chứng của rối loạn cảm xúc.
- Các loại thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm hoặc những bệnh lý hormone như prednisone hoặc corticosteroid đều gây ra sự hưng phấn nhất định. Vậy nên, các hoạt chất như cocaine và amphetamine cũng gây ra sự hưng phấn tương tự.
IV. Có thể chữa khỏi rối loạn lưỡng cực không?
So với các loại bệnh lý thực tế, những bệnh lý tâm lý thường rất phức tạp và nhiều căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ kiểm soát được sự phát triển. Vì thế, bên cạnh thắc mắc rối loạn lưỡng cực là gì thì vấn đề căn bệnh này có chữa được không cũng nhận được sự quan tâm lớn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ được điều trị để quản lý tâm trạng, cảm xúc bản thân tốt hơn.
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ do rối loạn lưỡng cực, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán và loại bỏ nguyên nhân do bệnh lý gây ra. Khi đã xác định mắc hội chứng rối loạn lưỡng vực, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để cân bằng cảm xúc.
Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh vẫn cần được theo dõi trong thời gian dài để ngăn ngừa hội chứng tái phát. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể phải uống thuốc cân bằng cảm xúc suốt đời.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh còn được điều trị bằng liệu pháp tâm lý với mục tiêu là kiểm soát hành vi. Để kiểm soát căn bệnh này tốt hơn, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý như tránh xác các chất kích thích, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc, nên giao tiếp với mọi người xung quanh…
Khi điều trị tích cực, những dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực sẽ giảm và cảm xúc người bệnh được kiểm soát tốt hơn. Việc điều trị hội chứng này có thể kéo dài suốt đời nhưng là cần thiết để người bệnh có thể hòa nhập và cuộc sống được bình thường.
Có thể thấy, đối với người mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực, mỗi ngày trôi qua đền giống như một cuộc chiến bởi họ phải đối mặt với 2 trạng thái cảm xúc trái ngược. Vì thế, ngoài những biện pháp trị liệu chuyên nghiệp, thì sự thấu hiểu, cảm thông từ người xung quanh sẽ giúp họ nhanh chóng hồi phục hơn.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn lưỡng cực là gì. Qua đó, khi thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.