Trang chủ » Tin bên lề » Bosman là gì? Nguồn gốc ra đời của luật Bosman như thế nào?
Bosman là gì? Nguồn gốc ra đời của luật Bosman như thế nào?
- camtudo
- 0
Bóng đá ngày càng trở nên hấp dẫn. Chính vì vậy, để đảm bảo đảm bảo tính công bằng cho các cầu thủ cũng như đội bóng thì ngày càng có nhiều điều luật ra đời. Vậy bạn có bao giờ từng nghe qua về luật Bosman. Vậy “Bosman là gì?”? Những thông tin dưới đây của Sbongda TV sẽ giải đáp cho các bạn phần nào thắc mắc đó.
Bosman là gì?
Đã từ lâu giới cầu thủ đá bóng không còn quá xa lạ với từ Bosman. Thế nhưng không phải khán giả hâm mộ bóng đá nào cũng hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của “Bosman là gì?”.
Luật Bosman trong thực tế còn được mọi người biết đến là phán quyết Bosman hoặc luật Bosman.
Điều luật Bosman được hiểu một cách đơn giản nhất chính là quá trình chuyển nhượng cầu thủ miễn phí. Theo điều luật Bosman thì người chơi có thể chuyển đến một câu lạc bộ bóng đá mới khi đã kết thúc hợp đồng và họ sẽ không cần phải chi trả chuyển nhượng đối với những câu lạc bộ cũ.
Điều luật Bosman được áp dụng trong trường hợp hợp đồng giữa người chơi với câu lạc bộ hiện tại chỉ còn 6 tháng hay ít hơn. Khi đó, cầu thủ đó có thể đồng ý trước một câu lạc bộ khác để chuyển nhượng miễn phí.
Fun88 Bet là một trong những thể loại cá cược vô cùng hấp dẫn tại nhà cái uy tín, chất lượng Fun88. Chắc chắn các bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Bosman là gì?
Nguồn gốc của sự ra đời luật Bosman là gì?
Có lẽ sẽ có rất nhiều người hâm mộ thắc mắc là tại sao luật bóng đá này lại có tên là Bosman? Các thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Vào tháng 6/1990, câu lạc bộ bóng đá Liege của đất nước Bỉ rơi vào tình trạng không mấy khả quan về tài chính. Để giải quyết tình trạng đó thì họ đã đề nghị với cầu thủ Jean – Marc Bosman một mức hợp đồng mới với số tiền lương bị giảm 75%.
Tuy nhiên, cầu thủ Bosman đã từ chối lời đề nghị này và đồng ý lời đề nghị gia nhập một câu lạc bộ khác của Pháp. Nhưng câu lạc bộ Liege đã không đồng ý cho cầu thủ Bosman chuyển nhượng đến câu lạc bộ đó.
Chính điều đó, đã khiến cho cầu thủ Bosman gặp rất nhiều bất lợi. Ngay sau đó, vào tháng 8/1990, cầu thủ Jean- Marc Bosman đã chính thức khởi kiện đối với câu lạc bộ Liege.
Quá trình kiện tụng này kéo dài suốt 5 năm cho đến tháng 12/1995, tòa án Châu Âu đã đưa ra phán quyết dựa vào Điều 39 về quyền tự do thay đổi nơi làm việc của người lao động. Tất nhiên điều luật này nằm trong hiệp ước EC của liên minh Châu Âu.
Tòa án Châu Âu sau một thời gian dài cuối cùng đưa ra phán quyết chính thức cho cầu thủ Jean – Marc Bosman được thắng kiện. Từ sự kiện này đã kéo theo luật Bosman ra đời.
Điều đáng chú ý nhất của điều luật này là cầu thủ được ra đi tự do sau kết thúc thời hạn hợp đồng. Luật Bosman ra đời đã phá vỡ về quy định hạn chế về số lượng cầu thủ nước ngoài ở mỗi trận đấu
Những ưu – nhược điểm của luật Bosman là gì?
Hầu hết tất cả các chuyên gia bóng đá đều cho rằng khi xuất hiện luật Bosman thì đã có những biến đổi lớn như:
Nhược điểm
- Khoảng cách giàu nghèo giữa các câu lạc bộ sẽ bị đẩy đi quá xa.
- Mặt khác việc huấn luyện và đào tạo cho các cầu thủ trẻ ngày càng kém đi.
- Đồng thời, điều luật Bosman kéo theo sự buôn bán bất hợp pháp các cầu thủ trẻ từ Châu Á và Châu Phi sẽ ngày càng tăng.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của điều luật này là các cầu thủ sẽ được hưởng lợi. Nguyên nhân rất đơn giản là họ sẽ được toàn quyền rời khỏi câu lạc bộ khi hết thời hạn hợp đồng. Nhưng chính việc này sẽ khiến cho các câu lạc bộ không nhận được khoản tiền từ phí chuyển nhượng. Và đó cũng là lý do khiến cho giá của các cầu thủ đội lên rất nhiều.
Nguồn gốc ra đời của luật Bosman như thế nào?
Luật Bosman thay đổi cả Châu Âu
Có lẽ khán giả hâm mộ bóng đá còn chưa quên khoảng 1 năm trước khi luật Bosman ra đời, huấn luyện viên Alex Ferguson phải vào sân thủ mộ Gary Walsh thay vì Peter Schmeichel. Nguyên nhân là hết suất dành cho cầu thủ ngoại. Do đó mà kết quả chung cuộc của trận đấu là M.U nhận trận thua với tỉ số 0 – 4 trước Barcelona ở Champions League.
Phải đến hơn 4 năm sau đó thì huấn luyện viên Sir Alex mới cùng các học trò của mình lên ngôi tại giải đấu Champions League với 5 cầu thủ ngoại quốc.
Trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, chỉ có 2 lần trong trận chung kết giải đấu Champions League có sự góp mặt của 1 câu lạc bộ không thuộc Tây Ban Nha, Italia, Đức và Anh. Đó là những đội bóng như Porto, Monaco và Ajax.
Nếu như vào khoảng 10 năm trước đó thì các câu lạc bộ Ajax, Porto, Steaua Bucharest… có thể dễ dàng xưng bá Châu Âu nhưng giờ thì ngược lại. Bởi vì nếu nói những đội bóng đó vô địch Champions League sẽ được cho là bất bình thường.
Xuất phát từ những lý do đó mà có nhiều ý kiến cho rằng chính vì Bosman mà sự chênh lệch giữa các nền bóng đá hiện nay là rất lớn. Chúng ta có thể thấy tiêu biểu nhất là đội bóng RFC Liege trước kia không hề kém cạnh gì đội bóng Chelsea. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì tài chính của đội bóng Anh phải lớn gấp trăm lần Liege.
Các thông tin mà Sbongda TV đề cập trên đây chắc chắn giúp các bạn đã hiểu hơn về luật Bosman là gì? Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.